Mực nước hồ Rào Quán ngày càng xuống thấp.
![]() |
Việc đánh bắt cá vào mùa này càng trở nên khó khăn. |
Mùa khô năm nay, mực nước tại hồ thủy điện Rào Quán xuống mức kỷ lục, khiến cho việc mưu sinh của người dân địa phương trở nên chật vật. Trước đây, khi nước trong hồ còn dâng cao, mỗi ngày đánh bắt trên lòng hồ bà con cũng thu được vài trăm ngàn đồng.
Nhưng hiện nay, mỗi ngày thả lưới nhiều nhất cũng được chừng 5-7 kg cá rô phi và các loại cá giá trị thấp nên nguồn thu chỉ chừng 100-120 ngàn đồng.
![]() |
Ông Lê Minh Thủy đã có quá trình 10 năm hành nghề đánh cá giữa lòng hồ. |
Vừa đến hồ thì gió lớn nổi lên, ông Trần Hữu Anh (54 tuổi, ở thôn Tân Linh, xã Hướng Tân) phải ngồi đợi trên bờ. Hành nghề đánh cá tại hồ Rào Quán hơn 10 năm nay, ông Anh đã nếm trải đủ mọi vất vả nhưng vẫn cố duy trì công việc cực nhọc này mong kiếm mỗi ngày trăm ngàn để sống.
Ông Anh có 3 đứa con đang đi học, đứa nhỏ lớp 10, đứa thứ hai học hết lớp 12.
“Nước hồ cạn xuống ảnh hưởng rất lớn đến việc mưu sinh. Lúc nước lên, mặt hồ mênh mông thì việc đánh bắt dễ dàng. Khi nước cạn, cá ra sâu thì đánh bắt khó hơn”, ông Anh cho hay.
![]() |
Vợ chồng anh Lợi, chị Khuê thả lưới trên hồ nhưng chỉ bắt được ít cá, tép. |
Không thể ngồi chờ gió yên lặng, vợ chồng anh Lợi, chị Khuê (xã Hướng Tân) vẫn quyết tâm dong thuyền ra hồ thả lưới. Một giờ trôi qua nhưng vợ chồng anh chỉ đánh được một ít tép và cá bống. “Mùa mưa nước to, dù lạnh và vất vả nhưng mỗi ngày cũng kiếm được 500 ngàn, nhưng mùa này chỉ còn 200-300 ngàn, không đủ ăn trong ngày”, anh Lợi chia sẻ.
Dẫu tuổi đã cao nhưng ông Lê Minh Thủy (gần 70 tuổi, thôn Trằm, Hướng Tân) vẫn ngày ngày ra hồ thả lưới để mưu sinh. Rời vùng quê Triệu Lăng lên đây sinh sống với con, ông hàng ngày đi thả lưới, vợ ở nhà trồng trọt, chăn nuôi.
![]() |
Mực nước xuống thấp ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục hộ dân. |
Từ ngày hồ Rào Quán được ngăn lại làm thủy điện, ông đã bám lấy công việc đánh bắt cá trong lòng hồ để sinh sống. Ông Thủy nói rằng: “Hơn 10 năm gắn bó với nghề mà không đủ ăn. Bây giờ tuổi cao rồi, việc đánh bắt cũng không được thường xuyên nên thu nhập giảm sút. Đến khi đau đi viện cũng không có tiền trang trải chi phí và mua thuốc”.
![]() |
Ông Anh và vợ dong thuyền ra hồ đánh cá. |
Ông Thủy cho hay, những khi đánh bắt may mắn thì được gần 10 kg, bình thường chừng 5-7 kg. Mỗi kg cá bán được khoảng 20 ngàn thì cũng chỉ được 180-200 ngàn mỗi ngày.
Dù bản thân còn trẻ, khỏe, hàng ngày theo các cụ ông trong làng ra hồ đánh lưới, anh Nguyễn Công Dương cũng không còn hào hứng với nghề đánh cá. Nhưng vì cuộc sống, vợ chồng anh phải bám nghề để kiếm gạo qua ngày.
![]() |
Dù khó khăn nhưng nhiều hộ vẫn quyết bám nghề. |
Anh Dương chia sẻ: “Ngày thường đánh bắt rất hiếm gặp được cá to, chủ yếu là các loại cá rô, cá trắm, cá chép... Khi nào gió to, mưa lớn không đánh cá được thì phải ở nhà. Bởi có mạo hiểm đánh thuyền ra hồ thả lưới cũng nhiều lần phải trở về tay không”.
Hành nghề giữa lòng hồ, những người dân nơi đây đều trông cậy vào thời tiết, mong trời sóng yên, gió lặng để sinh sống. Thế nhưng, cá tôm ngày càng ít dần khiến nguồn thu nhập của bà con trở nên bấp bênh.
![]() |
Một thanh niên trẻ đánh bắt trở về chỉ thu được 5 kg cá rô phi. |
“Khó khăn nhưng cũng quyết bám nghề, bởi mình là con nhà ngư nghiệp nên không làm nghề này thì lấy gì để sinh sống. Trồng cây cà phê thì ngày càng thua lỗ, cây hoa màu thì không quen”, anh Lợi trăn trở.
Dù sống cảnh chật chội, ô nhiễm bên cạnh người chết mấy chục năm, nhưng mọi người trong xóm không ai muốn rời đi.
" alt=""/>Quảng Trị: Người dân chật vật mưu sinh giữa lòng hồ thủy điện‘Mẹ rất lo cho bọn trẻ. Bà liên tục hỏi tôi phải làm gì bây giờ’ - con trai út của người phụ nữ chia sẻ. Lúc ấy, anh cũng chạy ngay tới chỗ căn nhà khi biết tin về vụ cháy.
Anh ta bước vào nhà nhưng không thể đi qua ngọn lửa ở phòng khách.
Để tìm lối vào khác, anh đi vòng lại phía sau ngôi nhà và thấy hàng xóm đang cố dập lửa bằng nước.
Nhưng anh không biết rằng lúc đó mẹ anh đã lao vào đám cháy để tìm 2 bé gái (một trong 2 bé là cháu gái bà).
Khi anh con trai tìm được đường vào nhà thì anh cũng thấy mẹ mình đang ngồi trên sàn nhà cùng bọn trẻ.
Bà che chắn cho bọn trẻ trước ngọn lửa và đã bị bỏng khoảng 80% cơ thể, gồm cả mặt, tay chân, ngực và lưng.
Một bé gái bị bỏng ở chân, một đứa thì không bị thương.
Sau khi đưa bọn trẻ tới nơi an toàn cùng sự giúp đỡ của mọi người, con trai của người giúp việc đã kéo mẹ ra khỏi ngôi nhà đang cháy.
Anh đưa mẹ vào một bệnh viện tư nhưng sau đó bà được chuyển tới một bệnh viện công vì vết thương quá nặng.
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng bà qua đời vào ngày hôm sau.
Cậu con trai tiết lộ, bà đã có ý định sẽ nghỉ việc sau khi chăm sóc cho bọn trẻ suốt 2 năm qua. Bà đã mong muốn sẽ được hưởng những ngày tháng bình yên của tuổi già.
Tình cảm của nam diễn viên Hồng Kông (Trung Quốc) nổi tiếng dành cho bà giúp việc tận tuỵ 30 năm của gia đình đủ lớn để khiến ông hàng ngày đưa bà đi chữa bệnh ung thư.
" alt=""/>Người giúp việc qua đời sau khi lao vào lửa cứu mạng con chủ nhàMới đây ca khúc “Đoạn tuyệt” của Khánh An đã thu hút hơn 11 triệu lượt xem trên kênh youtube cá nhân.
Trước đó, Khánh An được đông đảo khán giả yêu thích và mến mộ bởi giọng ca đầy nội lực và cảm xúc khi trình bày những ca khúc mang đậm âm hưởng dân ca trữ tình như: Người tình không đến, Chỉ một mình thôi hay Vùng lá me bay.
![]() |
Khánh An gây ngỡ ngàng vì hát Bolero ngọt ngào ở độ tuổi 13. |
Với cá tính âm nhạc riêng, cô bé sinh năm 2006 đã đưa khán giả yêu âm nhạc Việt Nam đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Sau 3 năm tham dự Thần tượng Tương lai, cô nàng tuổi 13 trông chững chạc hơn rất nhiều.
Khánh An khẳng định, dù đam mê ca hát nhưng em vẫn ưu tiên việc học hơn hết và sẽ cân bằng giữa đam mê và học tập.
“Xuất thân từ Hà Nội nhưng mỗi lần hát bolero con luôn thả hồn của mình vào từng giai điệu của bài hát, chính vì thế không ít khán giả vẫn bất ngờ vì sự ngọt ngào đậm chất Nam bộ của con”, Khánh An thổ lộ.
![]() |
Khánh An “khoe” giọng hát Bolero ngọt ngào. |
13 tuổi, song Khánh An vẫn nhí nhảnh và tinh nghịch đúng với tuổi hồn nhiên của mình. Ở nhà cô nàng còn được đặt biệt danh là bé “Bông” gắn liền với hình ảnh một cô nhóc dễ thương.
Khánh An cho biết: “Song song với việc học là ưu tiên hàng đầu, con vẫn dành thời gian luyện thanh nhạc mỗi ngày để theo đuổi niềm đam mê. Dịp hè, con được mẹ dẫn đi chơi, tham gia biểu diễn ở một số chương trình tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng... Thời gian qua con cũng nỗ lực hết mình để thử sức ở một sân chơi âm nhạc lớn hơn và con rất may mắn khi được xuất hiện tại tập 2, vòng Giấu mặt chương trình Giọng hát Việt nhí 2019, phát sóng lúc 21:15 Thứ 7 ngày 27/7 trên kênh VTV3. Con rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của khán giả - những người đã dành sự thương mến cho con trong thời gian vừa qua”.
Khánh An sinh năm 2006 tại Hà Nội. Ngoài những thành tích về học tập nổi bật với 7 năm đạt học sinh xuất sắc, đội tuyển Văn cấp Quận, Khánh An còn đạt các giải thưởng: Top 10 Thần tượng gương lai, tham gia chương trình Người hùng tí hon, Giải A đơn ca nữ Liên hoan múa hát tập thể và ca khúc thiếu nhi Thủ đô Hè 2018…
Video Khánh An hát 'Xin em đừng khóc vu quy':
Bích Ngọc
Cô dâu, chú rể cùng ekip của tiệm chụp ảnh cưới đã leo lên Hải Vân Quan để có những bức ảnh đẹp dù biển cấm leo trèo được dựng ngay bên cạnh.
" alt=""/>Cô bé Hà Nội 13 tuổi hát Bolero đầy cảm xúc